Các hãng sản xuất máy chủ nổi tiếng nhất thế giới

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng được nghe đến cụm từ server – máy chủ. Với những ai làm việc trong doanh nghiệp, đơn vị lớn hay trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì không còn xa lạ gì với hệ thống này. Máy chủ ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình, đặc biệt trong thời kì công nghệ ngày một phát triển như hiện nay. Vì vậy, chúng ta cũng cần phải cập nhật thêm những thông tin về máy chủ, các hãng sản xuất máy chủ nổi tiếng nhất thế giới cũng như những ưu nhược điểm của chúng. Bởi biết đâu, một ngày nào đó chính máy chủ sẽ giúp bạn giải quyết một số vấn đề mà các hệ thống khác không thể làm được.

Nội dung

Khái niệm máy chủ là gì?

Server – máy chủ thực chất là một hệ thống máy tính có những chức năng và cấu hình cao gấp nhiều lần so với máy tính thông thường. Thông thường, những thành phần cấu tạo nên máy chủ đều có độ tin cậy cao hơn hẳn các máy tính thông thường. Vì vậy, chúng có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của người dùng. Bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về máy chủ cũng như các thông tin liên quan hay sở hữu máy chủ chất lượng khi đến với dịch vụ thuê máy chủ giá rẻ tại các đơn vị uy tín.

Các hãng sản xuất máy chủ nổi tiếng

Các hãng sản xuất máy chủ cũng có thể coi là một tiêu chí để chúng ta phân loại. Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới có các hãng sản xuất máy chủ nổi tiếng, được người dùng tin tưởng và sử dụng. Có thể kể đến như:

Hãng sản xuất máy chủ Dell

Dell không những là đơn vị sản xuất máy chủ hàng đầu, mà còn nằm trong top 3 hãng sản xuất máy trạm phổ biến. Vì vậy, khi sở hữu các dịch vụ máy chủ của đơn vị này, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm.

Tiêu biểu của hãng sản xuất này là các dòng máy chủ  Dell Precision. Bạn hoàn toàn có thể so sánh Dell Precision M6600 và M6800 để biết những thông số cơ bản của 2 dòng sản phẩm mới nhất cảu Dell ltrên thị trường hiện nay.

Hãng sản xuất máy chủ IBM

IBM là một tập đoàn công nghệ máy tính lớn mang tấm cỡ Quốc Tế, tập trung vào sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm phần cứng, phần mềm và các cơ sở hạ tầng chất lượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ máy tính, máy chủ đến máy trạm.

Hãng sản xuất máy chủ SuperMicro

SuperMicro là công y chuyên sản xuất các thiết bị phần cứng máy chủ như: Bo mạch chủ, vỏ máy, quạt tản nhiệt,… toàn bộ thiết bị do SuperMicro sản xuất đều đảm bảo chất lượng, ổn định và độ tin cậy cao.

Đây còn là đơn vị sản xuất bo mạch chủ nổi tiếng toàn cầu. Bo mạch chủ SuperMicro sản xuất đều trải qua các tiêu chuẩn khắt khe nhất của Intel.

Ngoài 3 hãng sản xuất máy chủ nổi tiếng hàng đầu thế giới, ta không thể khôn nhắc đến 2 đơn vị sản xuất máy chủ chất lượng là HP và Cisco.

Phân loại máy chủ dựa trên những tiêu chí nào?

Tùy theo từng tiêu chí khác nhau mà người dùng có thể chia máy chủ ra thành từng loại tương ứng. Tiêu biểu chúng được phân chia theo cách tạo ra máy chủ, theo chức năng máy chủ mang lại cho người dùng và phân chia theo các hãng sản xuất máy chủ.

Phân loại máy chủ theo các hình thức tạo ra chúng

Theo hình thức hình thành máy chủ, người ta đã chia chúng thành 3 loại:

Máy chủ dùng riêng: Tập hợp các máy chủ hoạt động trên phần cứng máy tính, hỗ trợ các thiết bị riêng biệt như: Ổ cứng HDD, RAM, CPU, Card mạng,… Tuy nhiên, khi thay đổi hoặc nâng cấp cấu hình của máy chủ dùng riêng, người dùng phả thay đổi luôn cả phần cứng của máy chủ. Chỉ những ai có kiến thức chuyên sâu về phần cứng mới có thể đảm bảo sự ổn định sau khi nâng cấp.

Máy chủ ảo: Đây là máy chủ được hình thành từ việc phân chia máy chủ vật lý nhờ công nghệ ảo hóa. Như vậy, từ một máy chủ dùng riêng ta có thể tách ra thành nhiều máy chủ ảo khác nhau có chức năng tương tự máy chủ vậy lý ban đầu. Toàn bộ máy chủ ảo sẽ được chia sẻ tài nguyên trên máy chủ gốc ban đầu.

Máy chủ điện toán đám mây: Đây là sự kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau và hệ thống lưu trữ SAN. Đây là hệ thống máy chủ được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây mới nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Thông thường, người dùng sẽ lựa chọn máy chủ theo phương pháp phân chia này. Và dưới đây là một số đặc điểm cơ bản nổi bật của các loại máy chủ theo phương pháp này.

Tính chất Máy chủ dùng riêng Máy chủ ảo Máy chủ điện toán đám mây
Tính sẵn sàng Toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp được lưu trữ tại đây.

 

Đã được khởi tạo và sử dụng tài nguyên trên máy chủ vật lý. Thay vì lưu trữ trên máy chủ vậy lý, toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên đám mây.

Dữ liệu được backup đều đặn.

Trường hợp máy chủ phát inh lỗi, toàn bộ dữ liệu vẫn được an toàn, bảo mật cao.

Khả năng mở rộng cao Khi thay đổi hoặc nâng cấp cấu hình, cần thay đổi cả phần cứng. Tài nguyên được ảo hóa và cung cấp cho người dùng.

Khó khăn trong việc nâng cấp máy chủ.

Dễ dàng mở rộng khi có yêu cầu.

Sử dụng tài nguyên linh hoạt, tiết kiệm.

Chi phí Chi phí cao Người dùng chỉ phải trả tiền theo VPS đã thuê. Chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào lượng tài nguyên có trên máy chủ.

Phân loại máy chủ theo chức năng

Phân chia theo chức năng của máy chủ, chúng lại được chia ra thành các loại:

Máy chủ web: Là máy chủ thực hiện chức năng mang website đến cho khách hàng.

Máy chủ Database: Là mý chủ có cài đặt phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chẳng hạn như SQL Server, MySQL,…

Máy chủ FTP: FTP – giao thức truyền gửi tập tin: Giao thức giúp người dùng truyền tải tập tin từ máy chủ này sang máy chủ khác dựa vào mạng internet.

Máy chủ DNS: Máy chủ phân giải tên miền.

Máy chủ DHCP: DHCP – giao thức cấu hình động cho máy chủ. Khi đó, máy chủ sẽ được cấu hình một cách tự động, giảm thiểu tối đa những can thiệp vào hệ thống mạng. Đồng thời, quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động cũng như các dữ liệu cấu hình TCP/IP.

Qua nội dung bài viết, bạn đã biết máy chủ là gì, cách phân loại cũng như Các hãng sản xuất máy chủ nổi tiếng được khách hàng tin dùng chưa nào? Đừng quên theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!

>>> Review máy chủ HPE ProLiant DL380 Gen10

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 (1 Review)

Leave a Reply