Một số điều cần biết về cách sử dụng Kali Linux
Kali Linux – hệ điều hành mã nguồn mở bao gồm toàn bộ các chương trình sử dụng cho hoạt động kiểm tra chuỗi bảo mật của các ứng dụng, các dịch vụ trên Internet. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu cài đặt cũng như hướng dẫn cách sử dụng Kali Linux bằng hình ảnh chi tiết nhất, hãy theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Hệ điều hành Kali Linux là gì?
Kali Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển tự do dựa trên nền tảng của Debian. Đây cũng là hệ điều hành mang tính chuyên nghiệp cao, được các chuyên gia bảo mật sử dụng nhiều nhất và được đánh giá cao về khả năng bảo mật hệ thống. Kali Linux bắt đầu xuất hiện từ năm 2006, chúng không ngừng cải tiến và phát triển để đạt đến một vị trí nhất định trong danh sách những công cụ, ứng dụng được người làm bảo mật ưa chuộng trên toàn thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Đến nay, Kali Linux đang chứa đến hơn 200 công cụ hacker và kiểm tra bảo mật nổi tiếng.
Về cơ bản, Kali Linux là một bản phân phối của Debian Linux, nó tích hợp toàn bộ các công cụ bảo mật mạnh mẽ. Cùng với đó là sự sắp xếp khá chặt chẽ của các công cụ theo từng chuyên mục, giúp nâng cao khả năng hoạt động hiệu quả. Đi kèm với nhiều chức năng là giao diện Gnome với đồ họa đẹp mắt và hiệu suất mượt mà. Mang lại cho người dùng một trải nghiệm tốt và cực kì chuyên nghiệp.
Kali Linux là một hệ điều hành vô cùng hữu ích với toàn bộ chuyên gia đánh giá bảo mật. Chúng gần như là một hệ điều hành tập hơn và phân loại tất cả những công cụ cần thiết mà bất kì chuyên gia bảo mật nào cũng cần đến.
Các tiêu chuẩn phát triển của Debian
Kali Linux được phát triển trên nền tảng Debian. Vậy Debian có gì? Chúng có:
- Hơn 600 công cụ kiểm tra nhập xuất khác nhau, không tùng lặp với các công cụ khác. Giúp người dùng lựa chọn các công cụ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
- Hoàn toàn miễn phí, và sẽ mãi mãi như vậy. Và đương nhiên bạn sẽ không phải trả tiền để sử dụng Kali Linux.
- Là một hẹ thống mã nguồn mở, phục vụ tất cả mọi người.
- Tuân thủ FHS
- Hỗ trợ đa dạng các thiết bị không dây khác nhau.
- Liên tục được cập nhật, tùy chỉnh đề phòng nhiễm virus.
- Phát triển trong môi trường na toàn
- Hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ
- Tùy chỉnh, có hỗ trợ ARMEL và ARMHF
Ưu điểm của công cụ bảo mật Kali Linux
Kali Linux là công cụ được phát triển trên nền tảng của hệ điều hành Debian, là công cụ bảo mật được hầu hết các chuyên gia bảo mật tin dùng, bởi chúng có những ưu điểm không thể không nhắc đến như:
- Dễ dàng cập nhật các bản vá lỗi bảo mật mới nhất và các cập nhật của kho lưu trữ phần mềm – Repository.
- Duy trì cập nhật với các công cụ Penetration Test.
- Cải thiện và nâng cao hiệu suất hoạt động của các công cụ thích hợp.
- Đảm bảo rõ ràng về các cấu trúc hệ thống
- Giúp người dùng dễ dàng xem xét hoặc thay đổi mã nguồn của các công cụ.
- Kali Linux tương thích với kiến trúc ẢM.
- Hỗ trợ phần cứng bên trong các thiết bị mạng không dây tốt hơn.
- Với sự linh hoạt và khả năng tùy biến cao, Kali Linux dễ dàng sửa đổi hệ thống.
- Người dùng dễ dàng lựa chọn nhiều loại Desktops khác nhau tùy vào thói quen, sở thích và nhu cầu sử dụng của mỗi người.
- Dễ dàng nâng cấp các phiên bản mới cho tương lai. Thay vì phải gỡ ra cài lại phiên bản mới, bạn có thể cài đặt phiên bản mới trên chính phiên bản mình đang dùng chỉ với vài dòng lệnh đơn giản.
- Có rất nhiều tài liệu hướng dẫn bạn đọc sử dụng Kali Linux, giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng cũng như cách cài đặt, sử dụng các công cụ chuyên dụng trong Kali Linux trong quá trình làm việc.
Với những ưu điêm trên, có thể thấy Kali Linux không chỉ là một phiên bản mới của BackTrack, mà chúng còn được biết đến như một sư tiến hóa. Một hệ điều hành tuyệt vời khi nhắc đến công việc đánh giá bảo mật chuyên nghiệp.
Cách sử dụng Kali Linux?
Kali Linux được các chuyên gia sử dụng như các hệ điều hành thông thường khác. Các bước cài đặt của hệ điều hành Kali Linux rất đơn giản, và bạn hoàn toàn có thể cài đặt chúng trên mọi thiết bị phần cứng như máy ảo, máy thật, tên USB hay thâm chí mọi thiết bị di động.
Nếu bạn chưa có máy chủ ảo? Đừng lo, bạn có thể thuê vps giá siêu rẻ tại VDO Data chỉ từ 100k/tháng để sở hữu ngay cho mình những chiếc máy chủ cấu hình cao, phù hợp với việc cài đặt Kali Linux cũng như các ứng dụng, phần mềm khác đòi hỏi cấu hình cao mà một chiếc máy tính thông thường không phải là sự lựa chọn tốt nhất.
Tuy nhiên, trước khi cài đặt, bạn cũng nên chú ý đến cấu hình tối thiểu mà chúng có thể hoạt động.
Cấu hình máy tính tối thiểu để cài đặt Kali Linux
- Dung lượng ổ cứng tối thiểu 20GB.
- RAM tối thiểu 1GB. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng RAM tối thiểu 2GB trở lên.
- Máy tính có hỗ trợ USB Boot hoặc boot từ CD/DVD.
Kali Linux có phù hợp với bạn?
Thật vậy, Kali Linux không dành cho tất cả chúng ta, bởi nó không phải là bản phân phối thông thường để có thể chạy trên laptop. Có thể bạn sẽ nghĩ “thật nguy hiểm khia chạy hệ điều hành hacker trên máy tính cá nhân của mình”. Cũng đúng, bởi Kali Linux là một công cụ tấn công, chứ không phải là một công cụ phòng thủ.
Và đây cũng không phải là một trò đùa, nếu bạn không thông thạo các công cũ, kĩ năng của Kali Linux, bạn hoàn toàn có thể gặp rắc tối với pháp luật, thậm chí là những hacker giang hồ.
Tuy nhiên, nói qua cũng phải nói lại, Kali Linux vẫn là một công cụ tuyệt vời giúp các chuyên gia bảo mật cũng như các nhà phát triển khá nhiều trong công việc của mình trươc khi public cho người dùng.
Làm sao để học Kali Linux?
Kali Linux hoạt động hoàn toàn như một hệ điều hành thông thường. Với những bước cài đặt vô cùng đơn giản sẽ được chúng tôi gửi đến bạn đọc ở bài viết tiếp theo. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu tìm tỏi và khai thác thêm sức mạnh của công cụ kiểm thử bảo mật này, cần phải có một lượng kiến thức cân đối. Vậy, đó là những kiến thức gì?
- Kiến thức cơ bản về Linux
- Kiến thức về mạng máy tính và mạng Internet.
- Kiến thức về sự phân vùng của ổ cứng
- Kiến thức về hệ điều hành
- Kiến thức cơ bản về hệ điều hành
- Kiến thức cơ bản về tiếng anh chuyên ngành.
Có thể nói Kali Linux là một hệ điều hành thông dụng, tuyệt vời và nhiều tính năng nhất dành cho chuyên gia cũng như những ai đang làm việc trong môi trường bảo mật, hacker hay những người dùng thông thường muốn nghiên cứu và bảo mật dữ liệu hệ thống của mình. Để tìm hiểu Kali Linux chi tiết, có thể bạn sẽ phải đầu tư khá nhiều thời gian, tâm huyết cũng như sự kiên trì để kiểm soát được chúng. Tuy nhiên, nếu đã thành thạo Kali Linux, chắc hẳn bạn sẽ có những lợi ích to lớn và cực kì ấn tượng. VDO sẽ đồng hành cùng bạn trong toàn bộ quá trình tìm hiểu cách sử dụng Kali Linux cũng như các bước cài đặt, cấu hình chi tiết từ cơ bản đến nâng cao. Cùng theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm thông tin hữu ích về chủ đề này nhé!
>>>> Có thể bạn quan tâm: Một số kinh nghiệm lúc dùng Linux với máy ảo VMWare chạy trên Windows
Qua bài viết Cách sử dụng Kali Linux, bạn đã cập nhật thêm cho mình được những kiến thức, thông tin hữu ích gì chưa nào? Cùng chia sẻ bài viết này đến người thân, đồng nghiệp của mình để họ cùng tìm hiểu, học hỏi và cập nhật thêm những thông tin mới mẻ về Kali Linux cũng như cách bảo mật dữ liệu hệ thống của mỗi người nhé! Chúc bạn thành công!