Sự khác nhau giữa HTML và PHP
Khi có ai đó đăng nhập trang web của bạn, sau khi gõ địa chỉ, enter, rồi trang web được tải về hiển thị lên màn hình! Đồng ý, nhưng giữa khoảng thời gian sau khi bạn enter và khi trang web hiển thị lên, thì có ai biết chuyện gì đã diễn ra trong khoảng thời gian đó không? Do cơ chế hoạt động của HTML và PHP là hoàn toàn khác nhau nên chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu sự khác nhau giữa HTML và PHP.
Mối quan hệ client-server như thế nào?
- Client ( khách ) nghĩa là người đăng nhập! Chính bạn là người đang ngồi trước máy tính và xin được xem trang web ! Tất cả những người xem web được gọi là client.
- Server ( chủ ) : chỉ có một server thôi ! Đó là một loại máy khổng lồ nối mạng suốt 24/24 (với một tốc độ kết nối cực nhanh), nó được đặt đâu đó trên thế giới, chạy liên tục 24/24 một mình, không ai chạm vào, không ai can thiệp vào công việc của nó cả! Nó chỉ làm mỗi nhiệm vụ là phân phối các trang web cho client xem !
Cơ chế của nó là chứa trang web của bạn trên ổ cứng của nó, mỗi khi có ai hỏi ý xin xem, nó sẽ gửi cho người đó xem.
Bạn có thể hiểu đơn giản giống như người đi mua hàng và người bán hàng vậy. Người bán hàng thì có hàng trăm thứ có thể bán, chỉ chờ người mua vào yêu cầu loại gì là xuất thôi!
Trong mối quan hệ này cũng vậy, người bán hàng bây giờ là cái máy chủ, nó cũng làm việc liên tục không ngừng mỗi khi có ai đó xin được xem trang web nào đó, nó liền gửi cho người ta xem.
Có lẽ mọi người đã hiểu vấn đề này rồi! Bây giờ sẽ tìm hiểu PHP và HTML làm việc khác nhau thế nào !
Trước hết, về HTML, cần nhớ một trang HTML có phần mở rộng là .html:
Có hai bước trong chu trình hoạt đông của nó:
- Client (tức bạn, khách viếng thăm) muốn xem một trang web, bạn sẽ xin quyền đăng nhập từ server.
- Server trả lời bằng cách gửi lại trang web vô màn hình của bạn.
Bây giờ tới PHP :
Nó chèn thêm một bước nữa giữa hai bước nói trên, trang PHP được phát sinh bởi server trước khi gửi đến client.
Các bước hoạt động của PHP :
- Client sẽ gửi lệnh xin server đăng nhập trang cần xem.
- Sau đó, server không gửi trang web tới client ngay lập tức, mà nó phát sinh ra trang web trước ! Như vậy client không thể nào đọc được trang php có gì trong đó (chỉ có server đọc được thôi), client chỉ đọc được những trang HTML thôi ! Việc của server rất đơn giản : nó biến đổi trang php thành trang html để client có thể đọc được !
- Cuối cùng, sau khi đã tạo xong trang HTML, giờ này nó chỉ có mã HTML bên trong thôi, rồi gửi tới client
Vậy mã PHP dùng để làm gì?
Mã PHP bao gồm những cấu trúc lệnh ! Giống như những dòng lệnh trong lập trình vậy (chẳng hạn như lập trình C, C++, Java, Python,…). Nó yêu cầu server cho biết giờ, số người khách vào thăm,… Nói ngắn gọn : PHP ra lệnh cho server ! Điều mà HTML không làm được.
Đừng quên rằng trang PHP cũng có chứa mã HTML nữa, nhưng mà server không đụng đến, nó chỉ đọc được chỗ nào có PHP thôi ! Rồi nhận lệnh mà PHP sai bảo, rồi biến tất cả thành HTML.
Một điều đặc biệt ở đây là : trang web phát sinh chỉ được gửi đến một client duy nhất ! Nghĩa là khi có ai xin xem nữa, server sẽ lại bắt đầu phát sinh một trang khác.
Việc phát sinh này cũng chiếm một khoảng thời gian (vài phần nghìn giây, tùy dung lượng của trang), có nghĩa là server PHP phải mạnh hơn nhiều lần so với một server HTML thông thường. Nếu trang web của bạn nổi tiếng, cùng lúc có thể có 30 người truy cập vào, cho nên server càng phải mạnh.
Bài viết trình bày khá kỹ khác nhau giữa HTML và PHP một cách đơn giản nhất cho những độc giả mới tìm hiểu về công nghệ có cái nhìn tổng quan, bước đầu cho những ai yêu thích công nghệ và những người có ý định sử dụng dịch vụ thuê máy chủ.