• Trang chủ
  • Hướng dẫn cài đặt RAM ảo để giúp máy tránh tình trạng thiếu RAM

Hướng dẫn cài đặt RAM ảo để giúp máy tránh tình trạng thiếu RAM

Tìm hiểu về Ram ảo

RAM ảo, còn gọi là pagefile là một bộ nhớ ảo, được tạo ra tự động bởi Windows, giúp hỗ trợ cho thanh RAM thật của máy.

Nếu người dùng mở nhiều chương trình cùng lúc khi máy tính hoạt động với toàn bộ chương trình, dữ liệu và cả Windows được đưa vào RAM chạy thì khả năng cao là máy bị tràn RAM. Lúc đó Windows sẽ tự động chuyển một phần dữ liệu từ RAM vào ổ cứng của máy, được lưu vào file tên là pagefile.sys trong ổ đĩa C.

RAM ảo hay Virtual Memory là một phần dung lượng ổ cứng, có nhiệm vụ mô phỏng bộ nhớ RAM vật lý giúp máy tránh tình trạng thiếu RAM, từ đó máy tính của người dùng chạy mượt mà hơn khi chạy các ứng dụng hay chương trình nặng.

Ram ảo hoạt động như thế nào?

Khi dung lượng RAM vật lý bị hết RAM ảo sẽ tính toán và lấy bộ nhớ tạm của ứng dụng có thời gian không sử dụng lâu nhất để đặt vào RAM ảo. Cho tới khi nào người dùng sử dụng lại ứng dụng thì RAM ảo sẽ trả lại bộ nhớ tạm vào RAM vật lý. Sau đó, lại tính toán và đưa bộ nhớ tạm của ứng dụng có thời gian sử dụng lâu nhất từ RAM vật lý vào RAM ảo.

Quá trình này lặp lại liên tục cho đến khi người dùng tắt bớt ứng dụng, RAM vật lý đủ bộ nhớ để đáp ứng các tác vụ của người dùng.

Lúc nào nên cài đặt RAM ảo?

Ram ảo được dùng cho những công việc yêu cầu khả năng tính toán lớn, các ứng dụng, chương trình nặng như chơi game có đồ họa cao… người dùng có thể sử dụng RAM ảo để tạm thời để giải quyết tình trạng máy bị đơ, giật lag khi chạy, đồng thời còn tiết kiệm chi phí nâng cấp RAM.

Cài RAM ảo có hại đến máy tính không?

Cài đặt RAM ảo để giúp máy tránh tình trạng thiếu RAM là một giải pháp tạm thời nhưng hữu ích và tiết kiệm. Với RAM ảo, người dùng không còn phải lo lắng khi thiếu RAM đột ngột do nhu cầu sử dụng nhiều ứng dụng, chương trình nặng cùng một lúc.

Tuy nhiên người dùng không nên lạm dụng RAM ảo quá nhiều. Nếu người dùng thường xuyên phải dùng RAM ảo thì ổ cứng sẽ giảm tuổi thọ và dễ bị hỏng, khi đó việc nâng cấp RAM cho máy tính vì số tiền để bỏ ra để thay thế ổ cứng sẽ tốn kém hơn RAM rất nhiều.

Hướng dẫn cài đặt RAM ảo để giúp máy tránh tình trạng thiếu RAM

Cách cách cài đặt Ram ảo cho Win 7 và Win 8

Để set được Ram ảo cho các dòng máy tính chạy Windows 7 và Windows 8 các bạn có thể làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Trên Desktop các bạn nhấn chuột phải sau đó chọn vào “My Computer” -> chọn “Properties”.

Bước 2: Một cửa sổ hiện ra sau đó bạn hãy chọn tiếp “Advanced system settings”.

Bước 3: Sau đó cửa sổ “System Properties” hiện ra các bạn tiếp tục chọn “Advanced” -> vào “Performance” -> Chọn “Settings

Bước 4: Sau khi vào “Settings” các bạn tìm đến mục “Performance Options” và tiếp tục thực hiện theo đường dẫn Advanced Virtual memory > Change.

Bước 5: Cửa sổ “Virtual memory” xuất hiện các bạn hãy bỏ tích khỏi mục “Autommatically manage paging file size for all drivers rồi chọn Custom size”.

Bước 6: Tiếp theo đó bạn hãy nhập dung lượng Ram mới gấp từ 1,5 lần dung lượng Ram hiện tại trên máy tính. Dung lượng tối đa bạn có thể nhập là gấp 3 lần Ram của máy. Cuối cùng khi đã hoàn thành xong các bạn hãy chọn Set rồi nhấn OK.

Bước 7: Sau đó cửa sổ “System Properties” hiện ra các bạn hãy nhấn vào OK để hoàn thành xong cách set Ram ảo cho máy tính.

Tuy nhiên, để Ram ảo hoạt động các bạn cần khởi động lại máy. Chọn “Restart Now”. Sau khi máy Restart xong bạn đã có một chiếc máy tính mạnh mẽ hơn rồi.

Set RAM ảo cho máy tính Windows 10

Bước 1: Để kích hoạt được menu cài đặt nhanh trên Windows, bạn hãy nhấn đồng thời vào tổ hợp phím Window + X để mở Quick Links.


Bước 2: Sau đó bạn hãy nhấn Y để khởi động thư mục menu Systems.

Bước 3: Nhìn bên góc phải bạn sẽ thấy System info -> Chọn tiếp mục System info.

Bước 4: Tiếp đến bạn hãy nhấn chuột vào mục Advanced System Settings.

Bước 5: Chọn mục Performance rồi click vào Settings.

Bước 6: Khi Menu Performance Option hiện lên, bạn hãy nhấn chọn mục Advanced.

Bước 7: Trong tùy chọn Virtual Memory ở tab Advanced tại cửa sổ Performance Options, bạn hãy click vào Change.

Bước 8: Tại giao diện của Virtual Memory bạn hãy bỏ dấu tích ở ô Automatically manage paging file size for all drivers, và chọn lựa ổ đĩa bạn đã cài Windows vào.

Bước 9: Cuối cùng bạn hãy nhấn chọn Custom Size và điền Initial size và Maximum size vào.
Để hoàn tất, bạn hãy nhấn chọn OK, sau đó khởi động lại thiết bị.

Hướng dẫn thêm bộ nhớ Swap RAM trên Ubuntu hoặc CentOS Linux

1 Kiểm tra bộ nhớ Swap RAM của hệ thống

Trước khi tiến hành thêm bộ nhớ Swap RAM trên Ubuntu hoặc CentOS, bạn nên kiểm tra và chắc chắn hệ thống đã được kích hoạt Swap. Câu lệnh kiểm tra như sau:

2 Tạo Swap file

Dùng câu lệnh sau để tạo Swap file:

Tạo Swap file với câu lệnh sau nếu Fallocate báo lỗi:

Phân quyền chỉ được đọc bởi Root User bằng câu lệnh:

Tạo Swap từ Swap file bằng câu lệnh:

Kích hoạt Swap bằng câu lệnh:

Dùng câu lệnh dưới đây để kiểm tra thông tin Swap:

5.3 Thiết lập Swap khởi động cùng hệ điều hành

Bộ nhớ Swap sẽ bị xóa khi khởi động lại hệ điều hành. Do đó, để kích hoạt Swap cả kể khi Reboot lại OS, bạn cần chỉnh lại file /etc/fstab bằng cách thêm dòng lệnh:

5.4 Sử dụng Swap RAM hiệu quả

Chỉnh sửa file /etc/sysctl.conf sau đó thêm vào dòng lệnh sau:

Khởi động lại hệ điều hành, kiểm tra Swappiness bằng câu lệnh sau:

0/5 (0 Reviews)

Leave a Reply