Sự khác nhau giữa hệ điều hành Windows Server và Windows Desktop
Microsoft đã cho ra đời rất nhiều phần mềm quản lý khác nhau, giúp người dùng tương tác với máy tính một cách dễ dàng, tiêu biểu hơn cả là Windows Server và Windows Desktop. Chúng đã và đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về 2 hệ điều hành thông dụng này. Thật vậy, bạn có biết sự khác nhau giữa hệ điều hành Windows Server và Windows Desktop là gì không? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu trong nội dung bài viết để biết thêm chi tiết.
Từ khi mới ra đời, máy tính không có hệ điều hành. Nên khi cần chương trình gì, người dùng phải tải chúng về và cài đặt một cách thủ công. Và khi đó, hệ điều hành xuất hiện, người dùng chỉ cần cài đặt 1 lần để sử dụng cho các lần tiếp theo.
Nội dung
Khái niệm hệ điều hành
Hệ điều hành được biết đến là một thành phần chính trên máy tính. Là nơi lưu trữ, quản lý các ứng dụng, phần mềm khác cũng như quản lý phần cứng và toàn bộ tài nguyên có trên máy tính.
Hệ điều hành đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giao tiếp giữa người dùng và các thành phần trong máy tính. Chúng mang đến một môi trường làm việc thích hợp, cho phép người dùng sử dụng và phát triển các ứng dụng trên môi trường đó một cách dễ dàng.
Microsoft đã cho ra đời 2 hệ điều hành chính, đó là Windows Server và Windows Desktop. Cho dù là hệ điều hành nào thì chúng đều là những nền tảng mạnh mẽ, có sự phát triển lâu đời và không ngừng cập nhật để phù hợp với nhu cầu ngày một tăng cao của người dùng.
Khái niệm hệ điều hành Windows Server
Nếu bạn nào đã theo dõi nội dung bài viết những tính năng mới và tốt nhất trong Windows Server 2016 thì chắc hẳn bạn đã biết khái niệm, nguyên nhân và thời điểm phát hành các hệ điều hành phiên bản đầu tiên.
>>> Cài đặt Windows Server và tìm hiểu khóa học quản trị mạng Windows Server
Windows Server là một nhánh của hệ điều hành máy chủ, được Microsoft phát hành và không ngừng cập nhật, nhằm giúp doanh nghiệp chia sẻ tài nguyên, dịch vụ của mình với nhiều người dùng. Ngoài ra, hệ điều hành này còn giúp đội ngũ quản trị hệ thống trở nên chuyên nghiệp và nhanh chóng.
Hệ điều hành Windows Server được ra đời từ đầu những năm 1980 và không ngừng cập nhật những chức năng hữu ích.
- Nếu Website của bạn được xây dựng trên nền tảng .Net của Microsoft, thì Windows Server là một sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp.
- Windows server cũng là sự lựa chọn thích hợp với những ai cần sử dụng cơ sở dữ liệu MSSQL, Access hay những dịch vụ chia sẻ của Microsoft.
Ngoài ra, Windows Server còn sở hữu những chức năng:
- Quản lý toàn bộ tài nguyên có trên hệ thống máy tính.
- Hình thành máy tính giả lập mở rộng.
- Quản lý hệ thống lưu trữ.
- Quản lý quá trình.
- Quản lý bộ nhớ.
- Quản lý sự giao tiếp với người dùng.
Các phiên bản hệ điều hành Windows Server
Hệ điều hành Windows Server đã trải qua những phiên bản sau:
- Windows Server 2000,
- Windows Server 2003,
- Windows Server 2008,
- Windows Server 2008 R2,
- Windows Server 2012,
- Windows Server 2012 R2,
- Windows Server 2016,
Khái niệm Windows Desktop
Windows Desktop là một hệ điều hành được hoạt động trên máy tính, là nơi tập hợp cũng như quản lý các thiết bị phần cứng, phần mềm cũng như các chương trình, ứng dụng có trên máy tính. Windows Desktop đóng vai trò trung gian giữa người dùng và các thành phần trên máy tính, giúp người dùng sử dụng, nghiên cứu, phát triển và thực hiện ứng dụng trên đó một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Windows Desktop được ra đời với một số nhiệm vụ cụ thể như:
- Điều khiển và quản lý trực tiếp các thiết bị phần cứng máy tính.
- Thực hiện các thao tác đơn giản trên máy tính theo sự điều khiển của người dùng.
- Windows Desktop mang đến một môi trường chuẩn để các ứng dụng, phần mềm có thể hoạt động.
- Người dùng hoàn toàn có thể điều khiển máy tính của mình theo mong muốn khi có sự xuất hiện của Windows Desktop.
Các phiên bản hệ điều hành Windows Desktop
Windows Desktop đã trải qua khá nhiều bản cập nhật:
- Windows 1.0 ( Giai đoạn 1985)
- Windows 2.0 (Giai đoạn 1987-1990)
- Windows 3.0 (Giai đoạn 1990)
- Windows 95 (Giai đoạn 1995)
- Windows 98 (Giai đoạn 1998)
- Windows ME (Giai đoạn 2000)
- Windows XP (Giai đoạn 2001-2005)
- Windows Vista (Giai đoạn 2006-2008)
- Windows 7 (Ra đời năm 2009)
- Windows 8/8.1 ( Ra đời năm 2012)
- Windows 10 (Ra đời năm 2015)
Đó là khái niệm cũng như chức năng của 2 hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay. Vậy, giữa chúng có những điểm gì khác nhau nhỉ?
Sự khác nhau giữa hệ điều hành Windows Server và Windows Desktop là gì?
Bởi Windows Server là hệ điều hành máy chủ còn Windows Desktop là hệ điều hành trên máy tính nên chúng có một số điểm khác nhau rõ rệt?
Windows Server hỗ trợ người dùng bộ nhớ với dung lượng lớn hơn Windows Desktop
Dung lượng lưu trữ của bộ nhớ là điểm khác biệt đầu tiên khi nhắc đến 2 hệ điều hành Windows. Thông thường, Windows trên máy tính có bộ nhớ tối đa là 4GB trên x86 và 2TB trên x64. Còn trên Windows server thì khác, chúng được hỗ trợ bộ nhớ gấp nhiều lần, tùy thuộc vào từng phiên bản. Điểm khác biệt về dung lượng bộ nhớ đã được microsoft so sánh trên chính trang của mình cũng như chi tiết tại từng phiên bản khác nhau.
CPU trên Windows Server được sử dụng hiệu quả hơn
Thật vậy, các thiết bị phần cứng và đặc biệt là CPU trên Windows Server được phát huy hiệu quả tối đa hơn với Windows trên máy tính. Một phần là do Windows Server hoạt động liên tiếp trong thời gian dài và nhiều chương trình chạy cùng một lúc. Nên toàn bộ thiết bị trên đây đều là những thiết bị đạt chuẩn, hoạt động ổn định với năng suất tối đa.
Windows Server giúp người dùng kết nối nhiều mạng hơn
Không những Windows Server không giới hạn số kết nối mạng, mà chúng còn hỗ trợ các kết nối mạng. Và đương nhiên, lượng kết nối là bao nhiêu còn tùy thuộc vào khả năng của phần cứng. Trong khi đó, Windows Desktop chỉ giới hạn từ 10 đến 20 kết nối.
Windows Server được cấu hình cho các tác vụ hoạt động ở chế độ nền
Nếu như Windows Desktop chỉ tập trung cho các nhiệm vụ đang ở chế độ thực hiện, thì Windows Server lại được ưu tiên cho các tác vụ chạy ở chế độ nền.
Ngoài ra, còn một số điểm khác biệt khác:
Khác biệt về bảo mật: Windows Server có thêm các công cụ bảo mật, còn Windows Desktop thì không.
Khác biệt về các dịch vụ bổ sung: Windows Server còn được cung cấp thêm các dịch vụ khác như DHCP, DNS, File Server Resource Manager hay File Server Resource Manager,…
Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa Windows Server và Windows Desktop. Như vậy, bạn đã hiểu rõ vì sao trên các máy chủ thường được cài đặt Windows Server mà không phải là Windows Desktop chưa? Đó cũng là lý do vì sao giá dịch vụ thuê vps với thuê máy tính thông thường lại khác nhau đến như vậy.
Hy vọng với những thông tin hữu ích VDO Data đã cha sẻ bên trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về máy chủ. Và đừng quên theo dõi chúng tôi tỏng những nội dung tiếp theo để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!