Mô hình cài đặt server cho ứng dụng phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều mô hình cài đặt server cho ứng dụng và mỗi mô hình lại có những ưu điểm khác nhau. Để lựa chọn mô hình tối ưu nhất cho doan nghiệp của mình, người dùng phải dựa vào khá nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng không phải ai cũng biết các phương pháp lựa chọn này. Dưới đây là những mô hình phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình.
Trước khi sử dụng dịch vụ cho thuê chỗ đặt server, người dùng nên lựa chọn các đơn vị cung cấp hàng đầu để đảm bảo tính an toàn, bảo mật và tốc độ cao. Đồng thời tối ưu hóa chi phí cho đơn vị mình. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm các yếu tố cần thiết như hiệu suất, khả năng mở rộng, độ tin cậy, tính sẵn có, khả năng quản lý và phạm vi kinh tế hiện tại,… Khi trả lời được tất cả các thắc mắc trên đồng nghĩa với việc bạn đã sẵn sàng cho việc tìm kiếm mô hình cài đặt server cho các ứng dụng phổ biến của doanh nghiệp mình rồi đó.
Nội dung
Những mô hình cài đặt server cho ứng dụng phổ biến nhất
Và dưới đây là những mô hình cài đặt server cho ứng dụng mà bạn đọc có thể tham khảo.
Mô hình cài đặt tất cả trong một server
Đây là mô hình đơn giản nhất, khi mà tất cả các ứng dụng đều được cài chung trên một máy chủ duy nhất.
Ưu điểm của mô hình này là khả năng cài đặt nhanh chóng, đơn giản khi cài đặt mọi ứng dụng. Tuy nhiên, chúng sẽ gây khó khăn trong việc mở rộng cũng như tách biệt các thành phần ứng dụng với nhau.
Các ứng dụng của database sẽ được sử dụng chung nguồn tài nguyên với nhau, nên sẽ dẫn đến tình trạng hiệu suất giảm và khó xác định lỗi.
Nhưng nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn sử dụng cố định các dịch vụ nhẹ, thì đây lại là mô hình được ưa chuộng nhất.
Mô hình tách riêng Database server
Đây là mô hình tách biệt hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu với các phần còn lại. Giúp các ứng dụng tránh được sự tranh chấp tài nguyên với database. Đồng thời , tính bảo mật cũng được tăng cường bằng cách đặt databaser trong một hệ thống private network.
Do database sử dụng tài nguyên riêng nên hiệu suất sẽ được cải thiện đi đáng kể. Ngoài ra, khi có nhu cầu mở rộng, bạn hoàn toàn có thể tăng thêm tài nguyên cho server dễ dàng.
Tuy nhiên, ở mô hình tách biệt sẽ đòi hỏi khẳ năng lắp đặt phức tạp hơn mô hình dùng chung. Và nếu như server ứng dụng và database có độ trễ lớn thì hiệu suất sẽ bị giảm đáng kể.
Mô hình server sử dụng Load Balancer
Mô hình này được sử dụng với mục đích cải thiện hiệu suất cũng như độ tin cậy trong môi trường máy chủ. Người dùng hoàn toàn có thể phân phối công việc xử lý request trên các máy chủ bằng load balancer.
>>> Chạy cài đặt csm server bản chuẩn
Ưu điểm của mô hình này là nếu gặp trường hợp một trong các máy chủ bị lỗi, load balancer sẽ làm nhiệm vụ gửi đi các yêu cầu xử lý lưu lượng đến các máy chủ khác. Quá trình này sẽ được thực hiện cho đến khi máy chủ lỗi đó trở lại hoạt động bình thường. Nhưng nếu load balancer bị lỗi thì cả hệ thống sẽ sập theo. Vì vậy, khi thao tác với load balancer, người dùng cần phải xem xét một cách thận trọng.
Ngoài ra, load balancer cũng có thể phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau thông qua một tên miền duy nhất.
Hơn nữa, mô hình này là có thể mở rộng thêm thành nhiều máy chủ và hạn chế kết nối của người dùng xuống mức tần suất hợp lý nhất để chóng lại DDOS.
Trên đây là những mô hình cài đặt server cho ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Với mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, hãy tận dụng những ưu điểm của các mô hình một cách tối đa nhất để giúp doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao trong công việc. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về Các giải pháp tối ưu hóa máy chủ ảo cũng như các dịch vụ công nghệ liên quan như thuê vps, thuê chỗ đặt máy chủ giá rẻ, chất lượng,… xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để qua 2 số 0962 788 835 – 0936 300 136 được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.