Giải pháp bảo mật hệ thống mạng cho Doanh Nghiệp

Đối doanh nghiệp hay bất cứ một đơn vị tổ chức nào cũng đều có một hệ thống CNTT được liên kết với nhau thông qua mạng nội bộ. Vì vậy một khi hệ thống bị tấn công sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống mạng của công ty.

Nội dung

Thực trạng trang bị hệ thống bảo mật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Hiện nay việc bảo mật hệ thống thông tin doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, mức yêu cầu sử dụng phần mềm bản quyền chưa được tuân thủ nghiêm ngặt, hệ thống không được rà soát đánh giá an ninh định kì, chưa được tăng cường các biện pháp chủ động phòng ngừa các nguy cơ tấn công an ninh mạng…

Từ những lý do này dẫn đến nhiều thực trạng về an ninh mạng gặp phải như Website bị tấn công lấy cắp dữ liệu, chiếm quyền điều khiển, cài đặt mã độc, máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng bị tấn công, nhiều mã độc lây nhiễm qua USB, mạng LAN đã lây nhiễm và nằm trong hệ thống mạng của các doanh nghiệp, nhiều ứng dụng xây dựng tồn tại các lỗ hổng logic nghiệp vụ, kiến trúc hạ tầng mạng chưa được đầu tư quan tâm, chưa được đánh giá và thiết kế có tính an ninh tốt.

Đây chính là những lý do mà các doanh nghiệp cần phải có biện pháp đảm bảo an ninh mạng doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số ngày nay

Vì sao cần bảo mật dữ liệu doanh nghiệp?

Dữ liệu nội bộ công ty có thể bị mất, rò rỉ thông tin khách hàng gây ra tổn thất cho khách hàng lẫn uy tín công ty. Khi khách hàng mất niềm tin có thể dẫn đến những vụ kiện tụng không mong muốn cho doanh nghiệp.

Hacker có thể làm tê liệt hệ thống và kiểm soát thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp. Đồng thời chúng có thể tạo các tin giả gây ảnh hưởng danh tiếng, hoạt động sản xuất kinh doanh hay lợi dụng sự sơ hở trong việc bảo mật kém của doanh nghiệp để gửi đường link giả mạo, phần mềm độc hại và đánh cắp dữ liệu một cách dễ dàng.

Hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp khi bị hacker tấn công 

Việc để thất thoát data doanh nghiệp phải chịu hậu quả rất lớn, không những về mặt tài chính mà danh tiếng công ty xâu dựng bao năm cũng bị xô đổ.

– Xét về mặt ảnh hưởng tài chính công ty, việc thất thoát dữ liệu làm suy giảm doanh thu. Tệ hơn nếu việc lạc mất data vào tay đối thủ vô hình trung sẽ khiến bạn mất đi mối quan hệ lâu dài với các khách hàng, đối tác. Bên cạnh chi phí khôi phục dữ liệu doanh nghiệp sẽ bị giảm doanh thu do khách hàng và đối tác mất niềm tin. Khi mối quan hệ mất uy tín thì việc hợp tác cũng khó lòng bền vững lâu dài được. Bảo mật dữ liệu lúc này không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, quyết định sự sống còn của mọi doanh nghiệp.

– Nhưng nếu là chỉ mình doanh thu thì đó chỉ là một phần nhỏ khi công ty để mất dữ liệu mà thôi. Không dừng lại ở đó, mức thiệt hại không chỉ đơn thuần là việc trả tiền để lấy lại dữ liệu mà còn kéo theo rất nhiều hệ lụy phía sau. Tin tặc ngày nay còn thủ đoạn đến mức chúng lấy được tiền chuộc nhưng lại lừa doanh nghiệp cài đặt thêm mã độc. Khi dính bẫy doanh nghiệp sẽ rơi vào bẫy không thoát ra được

Một số hình thức tấn công, khai thác dữ liệu của hacker

– Trojans: Thay đổi mã hóa nhằm đánh cắp mật khẩu của người dùng.

– Phising: tấn công bằng cách gửi file, tệp đính kèm trong email. Sau đó hacker dẫn người dùng tới 1 website giả mạo giống với website của công ty.

– Ddos: tấn công chủ yếu vào các công ty, DN lớn, hậu quả ảnh hưởng rất nặng nề.

– Password Cracker: hình thức tấn công làm vô hiệu hóa chức năng bảo vệ mật khẩu của hệ thống công ty, DN sau đó bẻ khóa để truy cập.

– Sniffer : Ăn cắp những thông tin ở nhiều địa điểm gửi đi và nhận thông qua các giao thức trong hệ thống.

Xây dựng giải pháp bảo mật hệ thống mạng an toàn cho Doanh Nghiệp

Việc xây dựng kế hoạch, giải pháp bảo mật hệ thống mạng nhằm chủ động ứng phó khi có sự cố khẩn cấp xảy ra, hạn chế tối thiểu mức độ tổn hại cho Doanh nghiệp

Giải pháp bảo mật toàn diện của VDO mang đến Giải Pháp Hệ Thống Máy Chủ Cho Doanh Nghiệp Lớn, vừa và nhỏ, đề ra những giải pháp tiện lợi, hiệu quả dành cho khách hàng từ các sản phẩm đến dịch vụ, giải quyết các vấn đề bảo mật của bạn và doanh nghiệp, được triển khai trên 3 khía cạnh như sau:

+ Giải pháp phần cứng: Tập trung vào nâng cấp phần cứng bao gồm các hệ thống máy chủ, hệ thống máy tính và những mô hình mạng riêng biệt.

+ Giải pháp bảo mật phần mềm: Giải pháp bảo mật cho phần mềm của doanh nghiệp như quản lý người dùng, xác thực 2 yếu tố, kiểm soát thiết bị đầu vào đầu ra, cập nhật bản vá lỗi phần mềm…

+ Giải pháp về con người: Tổ chức các buổi tập huấn hoặc đào tạo cho nhân viên về các kiến thức về bảo mật dữ liệu, an ninh mạng, phương pháp kiểm tra lỗ hổng bảo mật cơ bản…

VDO đã xây dựng một giải pháp an ninh mạng toàn diện, phù hợp với từng loại hình tổ chức, doanh nghiệp và là lựa chọn tối ưu cả chi phí hoạt động và đảm bảo an ninh ở mức tối đa cho nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang sử dụng với các tiêu chí cụ thể:

Một số tiêu chí khi thiết kế mô hình mạng bảo mật

  • Đặt các máy chủ web, máy chủ thư điện tử … cung cấp dịch vụ ra mạng Internet trong vùng mạng DMZ. Tránh các tấn công mạng nội bộ hoặc gây ảnh hướng tới an toàn mạng nội bộ nếu các máy chủ này bị tấn công và bị chiếm quyền kiểm soát. Đặc biệt lưu ý không đặt máy chủ web, mail server hoặc các máy chủ chỉ cung cấp dịch vụ cho nội bộ trong vùng mạng này.
  • Các server không trực tiếp cung cấp dịch vụ ra mạng ngoài như máy chủ ứng dụng, máy chủ cơ sở dữ liệu, máy chủ xác thực… Nên đặt trong vùng mạng server network để tránh các tấn công trực diện từ Internet và từ mạng nội bộ. Đối với các hệ thống thông tin yêu cầu có mức bảo mật cao, hoặc có nhiều cụm máy chủ khác nhau có thể chia vùng server network thành các vùng nhỏ hơn độc lập để nâng cao tính bảo mật.
  • Nên thiết lập các hệ thống phòng thủ như tường lửa (firewall) và thiết bị phát hiện/phòng chống xâm nhập (IDS/IPS) để bảo vệ hệ thống, chống tấn công và xâm nhập trái phép. Khuyến cáo đặt firewall và IDS/IPS ở các vị trí như sau: đặt firewall giữa đường nối mạng Internet với các vùng mạng khác nhằm hạn chế các tấn công từ mạng từ bên ngoài vào; đặt firewall giữa các vùng mạng nội bộ và mạng DMZ nhằm hạn chế các tấn công giữa các vùng đó; đặt IDS/IPS tại vùng cần theo dõi và bảo vệ.
  • Nên đặt một Router ngoài cùng (Router biên) trước khi kết nối đến nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) để lọc một số lưu lượng không mong muốn và chặn những gói tin đến từ những địa chỉ IP không hợp lệ.

Đồng thời kết hợp với một số biện pháp như sau:

– Đặt mật khẩu cho các tài liệu, file của công ty

– Sử dụng mã hóa EFS  – tính năng này hỗ trợ trên các hệ điều hành Windows 2000 đến Windows 10

– Mã hóa ổ đĩa, phần cứng, USB

– Ẩn dữ liệu bằng kiểu mã hóa Steganography trong email

– Thường xuyên kiểm tra sự bảo mật của wifi, hệ thống mạng nội bộ

– Sử dụng Rights Management để duy trì kiểm soát hành vi của người nhận

– Cập nhật dữ liệu online trên Google driver, Cloud,…

– Không để cá nhân khác truy cập vào máy chủ, máy tính của công ty khi chưa được phép

– Đảm bảo và nâng cao sự bảo mật thẻ ngân hàng, tài khoản ngân hàng

3 mô hình mạng phổ biến được VDO cung cấp 

Mô hình 1

Trong mô hình này, vùng mạng Internet, vùng mạng nội bộ và vùng mạng DMZ được thiết kế tách biệt nhau. Ngoài ra, ta đặt một firewall giữa các vùng mạng nhằm kiểm soát luồng thông tin giữa các vùng mạng với nhau và bảo vệ các vùng mạng khỏi các tấn công trái phép.

Mô hình 2

Trong mô hình này, ta đặt một firewall giữa vùng mạng Internet và vùng mạng DMZ và một firewall giữa vùng mạng DMZ và vùng mạng nội bộ.

Mô hình 3

Trong mô hình này, ta đặt một firewall giữa vùng mạng Internet và vùng mạng DMZ , một firewall giữa vùng mạng DMZ và vùng mạng nội bộ và một firewall giữa vùng mạng nội bộ và vùng mạng Internet. Như vậy, mỗi sự truy cập giữa các vùng với nhau đều được kiểm soát bởi một firewall như hình vẽ.

Giải pháp bảo mật hệ thống mạng cho Doanh Nghiệp của VDO giúp đảm bảo trạng thái an toàn 24/7 cho hệ thống mạng. Chúng tôi thiết kế một bức trang tổng thể về tình trạng an ninh mạng của doanh nghiệp, có được cái nhìn trực quan về điểm mạnh, điểm yếu, lỗ hổng và cả các nguy cơ an ninh mạng tồn tại trong mạng lưới đó. Ngoài ra còn đưa ra các giải pháp giúp khắc phục các lỗ hổng hiện có, báo cáo định kỳ về tình trạng an ninh mạng trong doanh nghiệp. Để triển khai ngay hệ thống bảo mật cho doanh nghiệp mình hãy liên hệ về địa chỉ:

– VPGD HN: Tầng 18 toà Detech, số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Tel: 024 7305 6666
– VPGD TPHCM: Phòng A502 Tòa Nhà SCREC, 974A Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Hồ Chí Minh.
– Tel: 028 7308 6666
– Contact Center: 1900 0366
– Email: [email protected]
– Website: https://vdodata.vn/

Rate this post
5/5 (1 Review)

Leave a Reply