Các thành phần của hệ thống ảo hóa

Công nghệ ảo hóa là công nghệ giúp tạo ra nhiều máy chủ ảo trên một máy chủ vật lý. Các doanh nghiệp đang phát triển mạnh việc ảo hóa máy chủ bởi nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhân lực. Một hệ thống ảo hóa cần những gì? Hệ thống ảo hóa có những thành phần nào?

Các thành phần của hệ thống ảo hóa

 

1. Tài nguyên vật lý hay phần cứng (host machine / host hadware).

Phần cứng hay tài nguyên vật lý chính là ổ đĩa cứng, ram, card mạng… trên máy chủ vật lý có vai trò cung cấp tài nguyên hoạt động cho các máy ảo mới. Một tài nguyên của máy chủ vật lý sẽ được chia ra để cung cấp cho các máy ảo.

2. Các phần mềm ảo hóa (virtual software).

Trong một hệ thống ảo hóa không thể nào thiếu các phần mềm ảo hóa. Các phần mềm này có vai trò cung cấp truy cập cho mỗi máy chủ ảo đến tài nguyên của máy chủ vật lý. Phần mềm ảo hóa giúp lập kế hoạch và phân chia tài nguyên vật lý cho các máy chủ ảo.

Phần mềm ảo hóa được coi là nền tảng của một môi trường ảo hóa. Nó cho phép tạo ra các máy chủ ảo, quản lý và cung cấp tài nguyên đến các máy chủ ảo, cung cấp giao diện quản lý và cấu hình cho các máy chủ ảo.

3. Máy chủ ảo

Thuật ngữ máy ảo hay máy chủ ảo được dùng chung khi miêu tả cả máy ảo và các ứng dụng, hệ điều hành ảo.

Máy chủ ảo vps được tạo thành do sự phân chia tài nguyên trên máy chủ vật lý. Nó hoạt động như một máy chủ vật lý thông thường với tài nguyên riêng, giao diện riêng, hệ điều hành riêng.

4. Hệ điều hành khách

Hệ điều hành khách là một phần mềm được cài đặt trên một máy chủ ảo. Hệ điều hành khách giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng và xử lý các sự cố trên máy chủ ảo.

Các thao tác trên hệ điều hành khách tương tự như các thao tác trên hệ điều hành thông thường.

Một hệ thống ảo hóa bắt buộc phải có đầy đủ các thành phần: tài nguyên vật lý, Các phần mềm ảo hóa, máy chủ ảo và hệ điều hành khách. Khi có đầy đủ 4 thành phần của hệ thống ảo hóa, người dùng có thể dễ dàng xây dựng cho mình một hệ thống ứng dụng ảo hóa hoàn chỉnh.

>>> Tìm hiểu máy ảo là gì?

Rate this post
0/5 (0 Reviews)

Leave a Reply