DHCP Là Gì? DHCP Server Là Gì? DHCP Client Là Gì?
DHCP là gì?
DHCP là viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol – giao thức cấu hình động máy chủ
– DHCP là quá trình tự động giám sát, địa chỉ IP sẽ được gán cho mỗi PC khi nó truy cập Internet nhờ giao thức điều khiển truyền (TCP) và Giao thức Internet (IP).
– Máy chủ được cấu hình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng. DHCP server là một dạng máy chủ ứng dụng, có cài đặt dịch vụ DHCP, nó có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP. Ngoài ra còn có nhiệm vụ trả lời khi DHCP Client có yêu cầu về hợp đồng thuê bao.
– DHCP có hai phần: DHCP Client (Máy khách) và DHCP Server (máy chủ). DHCP Server nằm trên bộ định tuyến của bạn, nó sẽ chỉ định địa chỉ IP được gán. Còn DHCP Client nằm trên thiết bị mạng của người dùng, nó có nhiệm vụ yêu cầu máy chủ lưu trữ địa chỉ IP và gán địa chỉ đó để có thể kết nối mạng thành công
– Giao thức DHCP hoạt động theo kiểu cho thuê địa chỉ IP mà thôi, nghĩa là DHCP server sẽ không cấp phát địa chỉ IP cho máy khách một cách vĩnh viễn. Theo đó máy khách chỉ sử dụng địa chỉ IP trong thời hạn thuê. Nếu khách hàng muốn sử dụng địa chỉ IP lâu hơn thì cần phải yêu cầu máy chủ DHCP gia hạn thêm thời gian thuê.
– Khi một thiết bị lấy được địa chỉ IP được tạo bởi DHCP Server, địa chỉ IP đó sẽ bị loại bởi một thiết bị khác mỗi khi thiết bị đó tham gia lại mạng.
3 Lợi Ích Của DHCP Là Gì?
1. Mỗi một thiết bị khi cần kết nối với mạng đều phải trải qua quá trình cấu hình thích hợp để có thể giao tiếp với nguồn mạng đó một cách chính xác. Giao thức DHCP sẽ cung cấp một cấu hình tự động để kết nối với máy tính, thiết bị chuyển mạch, điện thoại thông minh và nhiều thiết bị khác.
2. DHCP giúp quản lý và thao tác mạng dễ dàng hơn. Bởi vì nó cho phép mọi thiết bị trên mạng đều có khả năng tự lấy địa chỉ IP bằng cách sử dụng cấu hình mạng mặc định của chúng, từ đó hệ thống tự động sẽ tạo địa chỉ IP. Đây được coi là giải pháp thay thế cho phương pháp thủ công khi muốn gán IP cho từng thiết bị.
3. Các thiết bị trong mạng có thể nhận địa chỉ IP một cách tự động, đồng thời chúng có thể được di chuyển tự do từ thiết bị này sang thiết bị khác đơn giản, vì vậy nó rất phù hợp đối với các thiết bị cầm tay nhỏ như smartphone, máy tính bảng…được sử dụng ở nơi làm việc.
Các Lỗi Thông Thường Khi Sử Dụng Giao Thức DHCP
Vấn đề bảo mật
Vấn đề bảo mật luôn nhức nhối trong mọi hoạt động CNTT, đối với giao thức DHCP cũng vậy. Bởi vì đây là quá trình tự động hóa DHCP nên có thể gây ra rủi ro bảo mật nghiêm trọng.
Ví dụ nếu một máy chủ DHCP bị giả mạo được đưa vào mạng, nếu nó không được kiểm soát thì rất có thể sẽ được dùng để cung cấp địa chỉ IP cho người dùng đang kết nối với mạng. Khi đó nếu người dùng kết nối với DHCP giả mạo, các thông tin được gửi qua kết nối có thể bị chặn và bị truy cập bởi trái phép, vi phạm quyền riêng tư người dùng và bảo mật mạng.
Lỗi mạng
Lỗi mạng có thể phát sinh tại một vị trí đặt máy chủ DHCP duy nhất. Khi đó nó sẽ là điểm nối quan trọng duy nhất, nơi có thể xảy ra lỗi từ một sự cố nào đó hay lỗi toàn hệ thống.
– Nếu server bị lỗi thì bất kỳ máy tính nào khi kết nối sẽ không lấy được địa chỉ IP.
– Còn nếu máy tính đã có địa chỉ IP từ trước khi máy chủ bị lỗi thì nó sẽ tìm cách gia hạn lại, điều này dẫn đến máy tính bị mất địa chỉ IP, mất hoàn toàn quyền truy cập mạng cho đến khi máy chủ được khôi phục.