Giải Pháp VPN Cho Doanh Nghiệp & Phân Loại Mạng Riêng Ảo

Giải pháp mạng riêng ảo VPN cho doanh nghiệp (Virtual Private Network) là giải pháp được VDO xây dựng thiết kế cho những tổ chức, công ty doanh nghiệp có nhu cầu tăng cường thông tin từ xa do địa bàn hoạt động rộng (trên toàn quốc hay toàn cầu).

Nội dung

Xây Dựng Giải Pháp VPN Cho Doanh Nghiệp Như Thế Nào?

Bản chất của mạng riêng ảo VPN là sự tập trung tài nguyên ở trung tâm và có thể kết nối đến từ nhiều nguồn ở các vị trí địa lý khác nhau, từ đó tiết kiệm được chi phí và thời gian cho doanh nghiệp

Về cơ bản, VPN là một mạng riêng sử dụng hệ thống mạng công cộng (thường là Internet) để kết nối các địa điểm hoặc người sử dụng từ xa với một mạng LAN ở trụ sở trung tâm. Thay vì dùng kết nối thật khá phức tạp như đường dây thuê bao số, VPN tạo ra các liên kết ảo được truyền qua Internet giữa mạng riêng của một tổ chức với địa điểm hoặc người sử dụng ở xa.

Phân loại mạng riêng ảo

Có hai loại thông dụng nhất hiện nay là VPN truy cập từ xa (Remote-Access ) và VPN điểm-nối-điểm (site-to-site).

Mạng riêng ảo VPN truy cập từ xa

Còn được gọi là mạng Dial-up riêng ảo (VPDN), là một kết nối người dùng-đến-LAN, thường là nhu cầu của một tổ chức doanh nghiệp có nhiều nhân viên cần liên hệ với mạng riêng của mình từ rất nhiều địa điểm ở xa.

Ví dụ như xây dựng giải pháp VPN cho doanh nghiệp lớn phải cần đến một nhà cung cấp dịch vụ doanh nghiệp (ESP). ESP này tạo ra một máy chủ truy cập mạng (NAS) và cung cấp cho những người sử dụng từ xa một phần mềm máy khách cho máy tính PC của họ.

Tiếp đó, người sử dụng có thể gọi một số miễn phí để liên hệ với NAS và dùng phần mềm VPN máy khách để truy cập vào mạng riêng của doanh nghiệp. Loại mạng riêng ảo này cho phép các kết nối an toàn, có bảo mật.

VPN điểm-nối-điểm

là việc sử dụng mật mã dành cho nhiều người để kết nối nhiều điểm cố định với nhau thông qua một mạng công cộng như Internet. Loại này có thể dựa trên Intranet hoặc Extranet.

Loại dựa trên Intranet: Nếu một công ty có vài địa điểm từ xa muốn tham gia vào một mạng riêng duy nhất, họ có thể tạo ra một VPN intranet (VPN nội bộ) để nối LAN với LAN. Loại dựa trên Extranet: Khi một công ty có mối quan hệ mật thiết với một công ty khác (ví dụ như đối tác cung cấp, khách hàng…), họ có thể xây dựng một VPN extranet (VPN mở rộng) kết nối LAN với LAN để nhiều tổ chức khác nhau có thể làm việc trên một môi trường chung.

Bảo mật trong mạng riêng ảo VPN

–  Một số sản phẩm dùng cho VPN như router 1700 của máy chủ Cisco có thể nâng cấp để gộp những tính năng của tường lửa bằng cách chạy hệ điều hành Internet Cisco IOS thích hợp. Vì vậy hãy cài tường lửa thật tốt trước khi thiết lập VPN. Tường lửa (firewall) là rào chắn vững chắc giữa mạng riêng và Internet. Bạn có thể thiết lập các tường lửa để hạn chế số lượng cổng mở, loại gói tin và giao thức được chuyển qua.

–  Mật mã truy cập là khi một máy tính PC mã hóa dữ liệu và gửi nó tới một máy tính PC khác thì chỉ có máy đó mới giải mã được. Có hai loại là mật mã riêng và mật mã chung.

–  Mật mã riêng (Symmetric-Key Encryption): Mỗi máy tính đều có một mã bí mật để mã hóa gói tin trước khi gửi tới máy tính khác trong mạng. Mã riêng yêu cầu bạn phải biết mình đang liên hệ với những máy tính nào để có thể cài mã lên đó, để máy tính của người nhận có thể giải mã được.

–  Mật mã chung (Public-Key Encryption) kết hợp mã riêng và một mã công cộng. Mã riêng này chỉ có máy của bạn nhận biết, còn mã chung thì do máy của bạn cấp cho bất kỳ máy nào muốn liên hệ (một cách an toàn) với nó.

Để giải mã một tin nhắn, máy tính phải dùng mã chung được máy tính nguồn cung cấp, đồng thời cần đến mã riêng của nó nữa. Có một ứng dụng loại này được dùng rất phổ biến là Pretty Good Privacy (PGP), cho phép bạn mã hóa hầu như bất cứ thứ gì.

–  Giao thức bảo mật giao thức Internet (IPSec) cung cấp những tính năng an ninh cao cấp như các thuật toán mã hóa tốt hơn, quá trình thẩm định quyền đăng nhập toàn diện hơn. IPSec có hai cơ chế mã hóa là Transport  và Tunnel. Tunnel mã hóa tiêu đề và kích thước của mỗi gói tin còn Transport chỉ mã hóa kích thước.

Chỉ những hệ thống nào hỗ trợ IPSec mới có thể tận dụng được giao thức này. Ngoài ra, tất cả các thiết bị phải sử dụng một mã khóa chung và các tường lửa trên mỗi hệ thống phải có các thiết lập bảo mật giống nhau. IPSec có thể mã hóa dữ liệu giữa nhiều thiết bị khác nhau như thiết bị kết nối router với router, firewall với router, máy tính PC với router, PC với thuê máy chủ chất lượng cao.

–  Máy chủ AAA: AAA là viết tắt của ba chữ Authentication (thẩm định quyền truy cập), Authorization (cho phép) và Accounting (kiểm soát). Các server này được dùng để đảm bảo truy cập an toàn hơn. Khi yêu cầu thiết lập một kết nối được gửi tới từ máy khách, nó sẽ phải qua máy chủ AAA để kiểm tra. Các thông tin về những hoạt động của người sử dụng là hết sức cần thiết để theo dõi vì mục đích an toàn.

Sản phẩm công nghệ dành cho VPN

Tùy vào loại VPN (truy cập từ xa hay điểm-nối-điểm), bạn sẽ cần phải cài đặt những bộ phận hợp thành nào đó để thiết lập mạng riêng ảo. Đó có thể là:

– NAS (máy chủ truy cập mạng) do nhà cung cấp sử dụng để phục vụ người sử dụng từ xa.

– Phần cứng cao cấp như bộ xử lý trung tâm VPN hoặc firewall bảo mật PIX.

– Server VPN cao cấp dành cho dịch vụ Dial-up.

– Phần mềm cho desktop của máy khách dành cho người sử dụng từ xa.

– Mạng VPN và trung tâm quản lý.

Bộ xử lý trung tâm VPN

Có nhiều loại máy xử lý VPN của các hãng khác nhau, nhưng sản phẩm của Cisco tỏ ra vượt trội ở một số tính năng. Tích hợp các kỹ thuật mã hóa và thẩm định quyền truy cập cao cấp nhất hiện nay, máy xử lý VPN được thiết kế chuyên biệt cho loại mạng này.

Chúng chứa các module xử lý mã hóa SEP, cho phép người sử dụng dễ dàng tăng dung lượng và số lượng gói tin truyền tải. Dòng sản phẩm có các model thích hợp cho các mô hình doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn (từ100 cho đến 10.000 điểm kết nối từ xa truy cập cùng lúc).

Tường lửa PIX của Cisco

Firewall trao đổi Internet riêng (Private Internet Exchange) bao gồm một cơ chế dịch địa chỉ mạng rất mạnh, máy chủ proxy, bộ lọc gói tin, các tính năng VPN và chặn truy cập bất hợp pháp.

Thay vì dùng IOS, thiết bị này có hệ điều hành với khả năng tổ chức cao, xoay sở được với nhiều giao thức, hoạt động rất mạnh bằng cách tập trung vào IP.

Router dùng cho VPN

Thiết bị này cung cấp các tính năng truyền dẫn, bảo mật. Dựa trên hệ điều hành Internet IOS của mình, hãng Cisco phát triển loại router thích hợp cho mọi trường hợp, từ truy cập nhà tới văn phòng cho đến nhu cầu của các doanh nghiệp quy mô lớn.

VDO là một trong số ít các đơn vị tại Việt Nam có thể lên phương án thiết kế và xây dựng hệ thống mạng riêng ảo VPN cho doanh nghiệp với cơ sở hạ tầng hiện đại một cách hoàn chỉnh và bài bản hiện nay. Hệ thống VPN chúng tôi xây dựng cho phép thiết lập các kết nối riêng với các văn phòng, nhân viên từ xa hay đối tác của công ty đang sử dụng chung một mạng công cộng một cách nhanh chóng, chính xác và thuận tiện với chi phí thấp nhất. Bên cạnh đó chúng tôi cũng kết hợp cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp khác như cho thuê máy chủ, thuê máy chủ ảo VPS SSD, dịch vụ Cloud Backup…giúp doanh nghiệp có nhiều hơn sự lựa chọn để phù hợp với doanh nghiệp của mình!

Rate this post
0/5 (0 Reviews)

Leave a Reply