Vai trò của GPU trong máy tính

Nội dung

Vai trò của GPU trong máy tính

Trước khi GPU ra đời, thì CPU vừa phải xử lý các chương trình vi tính, dữ kiện vừa kiêm luôn công việc xử lý đồ họa, hình ảnh. Lượng công việc quá nhiều nên CPU hoạt động theo xu hướng ban phát đồng đều mức tài nguyên. Công việc đồ họa và công việc văn phòng đều nhận được lượng tài nguyên như nhau. Chính vì vậy, các sản phẩm đồ họa khi ra đời đều bị hạn chế rất nhiều.

Vai trò của GPU

Vai trò của GPU

Nhưng từ khi điện toán GPU ra đời thì mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi giúp giảm bớt khối lượng công việc cho CPU, CPU chỉ còn nhiệm vụ kéo hệ thống chạy theo hoạt động của GPU và dành các xung của mình cho các nhiệm vụ khác của hệ thống, tiết kiệm thời gian đáng kể, giải quyết những áp lực trong việc cung cấp một sản phẩm chất lượng cao cho thị trường,… Đó chính là vai trò của GPU trong máy tính

Và hiện nay vai trò của GPU trên máy tính ngày càng quan trọng hơn, không chỉ dừng lại ở việc xuất tín hiệu ra màn hình hay hỗ trợ chơi game 3D mà việc tận dụng nhân đồ hoạ (GPU) tham gia hỗ trợ xử lý cùng nhân CPU để đưa ra các ứng dụng bổ ích như: DXVA (DirectX Video Acceleration) trên các chương trình xem phim, HWA (Hardware Acceleration) trên các trình duyệt web, MS Powerpoint 2010 tận dụng GPU để thể hiện các hiệu ứng mượt mà hơn.

>>> Dịch vụ HOT : Máy chủ chạy game server

Thông Số GPU

Giống như laptop, GPU cũng đi kèm các thông số, hãy điểm sơ qua các thông số này phòng trường hợp các bạn không biết chúng là gì.

Memory Bandwidth

Băng thông bộ nhớ, một trong những thứ chính để quyết định khi lựa chọn GPU. Băng thông bộ nhớ đo lường được tỉ lệ (GB/s) dữ liệu có thể được đọc và lưu trữ vào VRAM bởi card đồ họa. Một chiếc card đồ họa với băng thông bộ nhớ cao có thể render hình ảnh nhanh và chất lượng tốt hơn, nhưng hãy nhớ băng thông đồ họa chịu ảnh hưởng bởi tốc độ của memory clock (tốc độ xung bộ nhớ), loại và độ rộng.

Base Clock

Tốc độ cơ bản, đo lường ở megahertz (MHz) và thể hiện cho tốc độ của card đồ họa khi ở các ứng dụng kiểm tra non-stress. Đây là tốc độ bình thường mà GPU của bạn sẽ chạy ở các ứng dụng không nặng.

Boost Clock

Tốc độ boost, phụ thuộc vào sức mạnh hệ thống của bạn và nhiệt độ mà bạn có thể tăng tốc độ này lên vượt qua ngưỡng thiết lập của nhà sản xuất.

Memory Speed

Tốc độ bộ nhớ, là tốc độ của VRAM được đo bằng megahertz (MHz) và quyết định tần số dữ liệu đi qua giữa VRAM và GPU.

NVIDIA – CUDA Core

Kiến trúc thiết bị tính toán hợp nhất (Compute Unified Device Architecture), là ngôn ngữ lập trình của NVIDIA mà điểu khiển GPU theo cách riêng để thực hiện các tác vụ với tốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nhiều core (lõi) được đóng gói vào một con chip để thực hiện các tính toán toán học dùng để render đồ họa của bạn. Càng nhiều nhân CUDA trên một con chip thì nó càng mạnh.

AMD – Stream Processor

Bộ xử lý dòng, tương tự như CUDA của NVIDIA Stream Processor thực hiện các tính toán toán học cần thiết để render đồ họa và Stream Processor càng nhiều thì con chip càng mạnh.

>>> Có thể bạn quan tâm: Intel HD 4000 là GPU phổ biến nhất thế giới

Rate this post
0/5 (0 Reviews)

Leave a Reply