Khái niệm về ảo hóa máy chủ và lợi ích

Hiện nay, ảo hóa đang là xu hướng công nghệ được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Ảo hóa giúp tiết kiệm chi phí, điện năng, tăng khả năng quản lý tập trung. Vậy công nghệ ảo hóa là gì? Ảo hóa là công nghệ tạo ra nhiều máy ảo về mặt luận lý (logical) nhưng có đặc điểm và tính năng sử dụng tương tự như các server thật và chạy trên một server vật lý duy nhất. Trong thành phần của máy ảo, chúng ta cũng có bộ nhớ (RAM) ảo, vi xử lý (CPU) ảo, ổ cứng (HDD) ảo, card mạng (NIC) ảo,… Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về ảo hóa máy chủ và lợi ích, các ưu điểm, hạn chế của công nghệ này. Khái niệm máy chủ ảo hóa.

Ảo hóa máy chủ là gì?

Máy chủ ảo là một công nghệ được ra đời và phát triển nhằm khai thác triệt để khả năng hoạt động của các phần cứng trong  hệ thống máy chủ. Nó hoạt động như một tầng trung gian giữa phần cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó. Ý tưởng của công nghệ máy chủ ảo hóa là từ một máy PC đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo riêng biệt. Ảo hóa cho phép tạo nhiều máy ảo trên một máy chủ PC, mỗi một máy ảo cũng được cấp phát tài nguyên phần cứng như máy PC gồm có Ram, CPU,ổ cứng,Card mạng,các tài nguyên khác và hệ điều hành riêng. Khi chạy ứng dụng, người sử dụng không nhận biết được ứng dụng đó chạy trên lớp phần cứng ảo.

Lợi ích ảo hóa máy chủ

Là một giải pháo ảo hóa máy chủ thực thụ, XenServer giúp doanh nghiệp đạt được lợi ích kinh tế từ đám mây thông qua việc tự động hóa các trung tâm dữ liệu, tăng cường hiệu quả giám sát và quản lý, với độ tin cậy cao và đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, khả năng tân dụng điện toán đám mây như một giải pháp mở rộng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. XenServer giúp doanh nghiệp:

  • Tự động hóa trung tâm dữ liệu và hợp lý hóa quy trình vận hành
  • Thích nghi với yêu cầu ngày càng cao về hiệu quả quản lý CNTT
  • Giảm thời gian chết ngoài kế hoạch
  • Tăng sức mạnh cho hệ thống điện toán đám mây của doanh nghiệp
  • hóa server tránh được việc đầu tư thừa server cho các ứng dụng.
  • Có thể tăng hoặc giảm tài nguyên phục vụ cho ứng dụng tùy theo nhu cầu.
  • Các hệ điều hành/ứng dụng hoạt động độc lập với nhau, vấn đề bảo mật được đảm bảo.
  • Ảo hóa server rất có ích trong môi trường thí nghiệm, demo, vì không cần phải có nhiều server vật lý.

Những lợi ích ảo hóa mang lại cho người dùng đã được chứng tỏ từ sự ưu việt về tốc độ, từ khả năng xử lý đến khả năng lưu trữ và kết nối mạng, tạo ra hiệu quả và hiệu suất cao hơn cho các ứng dụng, đồng thời cho phép sử dụng nhiều máy ảo hơn trên các máy chủ. Việc sử dụng công nghệ ảo hóa vào hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp đang là một xu hướng tất yếu, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp

– Chíp chuyên dùng như Intel E7520, Intel 3000, Intel 5000X,…. với khả năng hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI – SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU dòng Xeon,….

– Bộ vi xử lý (CPU): các PC thông thường bạn dùng các Socket dạng 478, 775 với các dòng Pentium 4, Pentium D, Duo core, Quadcore thì các dòng CPU dành riêng cho máy chủ đa số là dòng Xeon với kiến trúc khác biệt hoàn toàn, hoạt động trên các socket 771, 603, 604 với dung lượng cache L2 cao, khả năng ảo hóa cứng, các tập lệnh chuyên dùng khác… Một số máy chủ dòng cấp thấp vẫn dùng CPU Socket 775 làm vi xử lý chính của chúng.

– Bộ nhớ (RAM): các loại RAM mà bạn thường thấy trên thị trường là các loại DDR RAM I, II có Bus 400, 800,… trong khi đó RAM dành cho Server cũng có những loại như vậy nhưng chúng còn có thêm tính năng ECC (Error Corection Code) giúp máy bạn không bị treo, dump màn hình xanh khi có bất kỳ 1 bit nào bị lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu. Hơn nữa, các RAM loại này còn có khả năng tháo lắp nóng để thay thế khi bị hư hỏng mà bạn sẽ không cần phải tắt hệ thống. Dĩ nhiên, để sử dụng loại RAM này thì bo mạch chủ phải hỗ trợ chuẩn RAM mới này.

– Ổ cứng (HDD): Khác với các HDD của máy PC thường có giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Server hoạt động trên giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM) hay một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu.

– Bo điều khiển Raid (Raid controller): Đây là thành phần quan trọng trong một Server hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra. Tùy theo các bo mạch, khả năng hỗ trợ các mức Raid khác nhau nhưng thông thường Raid 1 và Raid 5 là 2 mức phổ biến trong hầu hết các máy chủ. Một số bo mạch máy chủ đã tích hợp chip điều khiển này nên bạn có thể không cần trang bị thêm.

– Bộ cung cấp nguồn (PSU): Thành phần cung cấp năng lượng cho các thiết bị bên trong giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ, chính vì thế các dòng máy chủ chuyên dùng thường đi theo những bộ nguồn công suất thực cao có khả năng thay thế hay dự phòng khi bộ nguồn chính bị lỗi.

Rate this post
0/5 (0 Reviews)

Leave a Reply