Ứng dụng Máy chủ web – Web Server

Nội dung

Phần I. Khái niệm máy chủ web – web server

Web Server (máy chủ Web) là máy chủ mà trên đó cài đặt phần mềm chạy Website. Đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là Web Server

Tất cả các Web Server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html, tuy nhiên mỗi Web Server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như IIS của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx…; Apache dành cho *.php…; Sun Java System Web Server của SUN dành cho *p…

Máy chủ Web Server là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu trữ thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng với những thông tin liên quan khác. Ví dụ như các mã Script; các chương trình; và các file Multimedia…

Web Server dùng để làm gì?

– Web Server có khả năng gửi đến máy khách những trang Web thông qua môi trường Internet (hoặc Intranet) qua giao thức HTTP – giao thức được thiết kế để gửi các file đến trình duyệt Web (Web Browser), và các giao thức khác.

Tất cả các máy chủ Web Server đều có một địa chỉ IP (IP Address) hoặc cũng có thể có một Domain Name. Giả sử khi bạn đánh vào thanh Address trên trình duyệt của bạn một dòng https://vdodata.vn/ sau đó gõ phím Enter bạn sẽ gửi một yêu cầu đến một Server có Domain Name là www.vdodata.vn. Server này sẽ tìm trang Web có tên là index.htm rồi gửi nó đến trình duyệt của bạn.

Bất kỳ một máy tính – máy chủ nào cũng có thể trở thành một Web Server bởi việc cài đặt lên nó một chương trình phần mềm Server Software và sau đó kết nối vào Internet.

Khi máy tính của bạn kết nối đến một Web Server và gửi đến yêu cầu truy cập các thông tin từ một trang Web nào đó, Web Server Software sẽ nhận yêu cầu và gửi lại cho bạn những thông tin mà bạn mong muốn.

Lưu ý:

Giống như những phần mềm khác mà bạn đã từng cài đặt trên máy tính của mình, Web Server Software cũng chỉ là một ứng dụng phần mềm. Nó được cài đặt, và chạy trên máy tính – máy chủ dùng làm Web Server, nhờ có chương trình này mà người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin của trang Web từ một máy tính khác ở trên mạng (Internet, Intranet).

Web Server Software còn có thể được tích hợp với CSDL (Database), hay điều khiển việc kết nối vào CSDL để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ CSDL lên các trang Web và truyền tải chúng đến người dùng.

Máy chủ web – Web Server phải hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm, để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai trò quan trọng trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập.

Phần II. Hoạt động của máy chủ web

Khi bạn click chuột vào đường link đến một trang web bất kỳ hoặc đánh vào địa chỉ URL (Uniform Resource Locator) của nó, những hoạt động gì sẽ xẩy ra đằng sau đó để trang web hiển thị ra màn hình?

1. Nguyên tắc hoạt động của máy chủ web

Giả sử có một người quen gọi điện thoại cho bạn:

“Tôi vừa xem một trang web cung cấp dịch vụ máy chủ web rất chuyên nghiệp! Bạn hãy đánh vào địa chỉ sau và xem thử nhé, địa chỉ trang web này là https://vdodata.vn”

Khi bạn gõ dòng địa chỉ đó vào trình duyệt web và ấn Enter, trang web sẽ hiển thị trên màn hình của bạn.

Làm thế nào mà trang web có thể hiển thị được như vậy? Cơ chế hoạt động của máy chủ web là gì?

Các bước cơ bản trong tiến trình truyền tải trang web đến màn hình của bạn được thể hiện theo mô hình sau:

 Các tiến trình cơ bản

Theo mô hình trên, trình duyệt web (bên trái) thực hiện một kết nối tới máy chủ web (bên phải), yêu cầu một trang web và nhận lại nó. Sau đây, là thứ tự từng bước cơ bản xảy đến đằng sau màn hình của bạn:

Trình duyệt web tách địa chỉ website làm 3 phần:

– Tên giao thức: “http”

– Tên miền của máy chủ web: “http://maychuvietnam.com.vn”

– Tên tệp HTML: “web-server.htm”

Trình duyệt liên hệ với máy chủ tên miền (DNS Server) để chuyển đổi tên miền “http://maychuvietnam.com.vn” ra địa chỉ IP tương ứng. Sau đó, trình duyệt sẽ gửi tiếp một kết nối tới máy chủ của website có địa chỉ IP này qua cổng 80. Dựa trên giao thức HTTP, trình duyệt gửi yêu cầu GET đến máy chủ, yêu cầu tệp HTML “web-server.htm”.

Chú ý: một cookies cũng sẽ được gửi kèm theo từ trình duyệt web đến máy chủ.

Tiếp đến, máy chủ sẽ gửi một file văn bản có các thẻ HTML đến trình duyệt web của bạn (một cookies khác cũng được gửi kèm theo từ máy chủ tới trình duyệt web, cookies này được ghi trên đầu trang của mỗi trang web).

Trình duyệt web đọc các thẻ HTML để xác lập định dạng (hình thức trình bày) trang web và kết xuất nội dung trang ra màn hình của bạn.

>>> Xem thêm: Chia sẻ cách cứu dữ liệu, phục hồi dữ liệu Server Raid 5

Trong giao thức HTTP nguyên bản, bạn cần cung cấp đầy đủ đường dẫn của tên tệp. Ví dụ như “/” hoặc “/tên tệp.htm”. Sau đó, giao thức sẽ tự điều chỉnh để có thể đưa ra một địa chỉ URL đầy đủ. Điều này cho phép các công ty kinh doanh dịch vụ lưu trữ có thể lưu trữ nhiều tên miền ảo (virtual domains). Có nghĩa nhiều tên miền cùng tồn tại trên một máy chủ và sử dụng cùng một địa chỉ IP duy nhất. Ví dụ, trên máy chủ của Máy chủ Việt Nam, địa chỉ IP là 123.30.171.44, nhưng nó có hàng trăm tên miền khác nhau cùng tồn tại.

Rất nhiều máy chủ web đưa thêm các chế độ bảo mật trong nhiều tiến trình xử lý. Ví dụ, khi bạn truy cập vào một trang web và trình duyệt đưa ra một hộp hội thoại yêu cầu bạn đưa vào tên truy cập và mật khẩu, lúc này trang web mà bạn truy cập đã được bảo vệ bằng mật khẩu.

Máy chủ web hỗ trợ người quản lý trang web duy trì một danh sách tên và password cho phép những người được phép truy cập vào trang web. Với máy chủ web chuyên nghiệp, yêu cầu mức độ bảo mật lớn; chỉ cho kết nối đã được mã hóa giữa máy chủ và trình duyệt. Do đó những thông tin nhạy cảm như password… có thể được truyền tải tên Internet.

Đó là những vấn đề cơ bản mà máy chủ Web họat động để truyền tải các trang web chuẩn. Hay còn gọi là trang web tĩnh. Các trang web tĩnh là những trang web không thay đổi. Trừ khi người tạo ra trang web đó thay đổi lại.

2. Dịch vụ web

Dịch vụ web (WS: Web Service) là một phương thức tích hợp các ứng dụng trên nền web. Mỗi ứng dụng trên nền web có thể sử dụng các thành phần khác nhau để tạo thành một dịch vụ web.

Dòng tiến trình của một dịch vụ web bao gồm các bước sau:

Dòng tiến trình của một dịch vụ web

1. Phát hiện:

Tìm kiếm các dịch vụ web thích hợp trên một Web Site UDDI. Tham khảo các chuẩn mới nhất: http://www.UDDI.org

2. Mô tả:

Web Site UDDI trả lời bằng một tệp WSDL mô tả về dịch vụ web thích hợp cho ứng dụng client. Tham khảo các chuẩn mới nhất: http://www.w3.org/2002/ws/desc/

3. Tạo Proxy:

Tạo ra một Proxy cục bộ cho dịch vụ từ xa. Hiện nay không có chuẩn cho việc này. Proxy chuyển một phương tiện khởi động phương thức (method invocation) của đối tượng thành một thông báo XML và ngược lại.

4. Tạo thông báo SOAP:

Tạo ra một thông báo SOAP/XML và gửi đến địa chỉ URL được xác định trong tệp WSDL. Tham khảo các chuẩn mới nhất: http://www.w3.org/ hoặc http://www.ws-i.org

5. Nhận cuộc gọi và diễn dịch:

SOAP Listener là một bộ phận chương trình chạy trên máy chủ để thu nhận cuộc gọi và diễn dịch nó cho dịch vụ web.

6. Thực hiện:

Dịch vụ Web thực hiện các chức năng của mình và trả kết quả về cho client, thông qua listener và proxy.

Cấu trúc công nghệ của dịch vụ web

Dịch vụ web là một thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn và bản thân nó cần được giải thích bằng một số khái niệm của công nghệ thông tin như các chuẩn SOAP/XML, UDDI và WSDL:

– UDDI là một chuẩn qui định loại Web Site đặc biệt chuyên cung cấp thông tin về vị trí của các dịch vụ web có trên mạng.

– WSDL là một ngôn ngữ chuẩn cho phép mô tả tính năng của các dịch vụ web.

– SOAP (Simple Object Access Protocol) là một giao thức chuẩn trao đổi thông tin giữa các dịch vụ web.

– XML là chuẩn ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản có thể mở rộng với những sơ đồ mô tả tài liệu (DTD Schema).

Chính việc trao đổi thông tin giữa các dịch vụ web đòi hỏi sử dụng nhiều công nghệ phải làm việc trơn tru với nhau.

Dịch vụ web là một phương thức chuẩn để tích hợp các ứng dụng trên nền web (Web-based Applications)

Các ứng dụng có thể sử dụng các thành phần khác nhau để tạo thành một dịch vụ, ví dụ như máy chủ chạy một trang web thương mại điện tử kết nối với cổng thanh toán điện tử qua một giao diện lập trình ứng dụng (API).

Nếu ta tạo một ứng dụng web bởi công nghệ .NET của Microsoft thì thành phần trên máy chủ chính là hệ thống cung cấp trang HTML (IIS: Internet Information System), còn các thành phần thanh toán và các thành phần .NET được coi là các cấu kiện bên ngoài (component). Các thành phần này được gọi bởi phương thức SOAP (khác phương thức POST, GET thường dùng với HTML) nên không bị gặp phải tường lửa (firewall) khi truy cập các thành phần bên ngoài máy chủ. Và toàn bộ các thành phần đó gọi là một dịch vụ web.

Dịch vụ web cho phép các tổ chức thực hiện truyền thông dữ liệu mà không cần phải có kiến thức về hệ thống tin học bị che giấu ở phía sau tường lửa. Một số dịch vụ web hiện nay có sẵn hoặc thậm chí miễn phí và càng ngày càng hướng dần vào phục vụ các cơ quan và doanh nghiệp.

Phần III. Phân biệt web tĩnh và web động trong máy chủ web

1. Web tĩnh

– Trang web tĩnh thường được xây dựng bằng các ngôn ngữ HTML; DHTML;…

– Trang web tĩnh thường được dùng để thiết kế các trang web có nội dung ít cần thay đổi và cập nhật.

– Website tĩnh là website chỉ bao gồm các trang web tĩnh và không có cơ sở dữ liệu đi kèm.

– Website tĩnh thích hợp với cá nhân; tổ chức; doanh nghiệp vừa và nhỏ mới làm quen với môi trường Internet.

Trang web tĩnh và website tĩnh có các ưu và nhược điểm cơ bản dưới đây.

* Ưu điểm của web tĩnh

Thiết kế đồ hoạ đẹp:

Trang Web tĩnh thường được trình bày ấn tượng và cuốn hút hơn trang web động về phần mỹ thuật đồ hoạ. Vì chúng ta có thể hoàn toàn tự do trình bày các ý tưởng về đồ hoạ và mỹ thuật trên toàn diện tích từng trang web tĩnh.

Tốc độ truy cập nhanh: Tốc độ truy cập của người dùng vào các trang web tĩnh nhanh hơn các trang web động vì không mất thời gian trong việc truy vấn cơ sở dữ liệu như các trang web động.

Thân thiện hơn với các máy tìm kiếm (search engine): Bởi vì địa chỉ URL của các .html; .htm;… trong trang web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi (?) như trong web động.

Chi phí đầu tư thấp: Chi phí xây dựng website tĩnh thấp hơn nhiều so với website động vì không phải xây dựng các cơ sở dữ liệu, lập trình phần mềm cho website và chi phí cho việc thuê chỗ cho cơ sở dữ liệu, chi phí yêu cầu hệ điều hành tương thích (nếu có).

* Nhược điểm của web tĩnh

Khó khăn trong việc thay đổi và cập nhật thông tin:

Muốn thay đổi và cập nhật nội dung thông tin của trang website tĩnh Bạn cần phải biết về ngôn ngữ html. Sử dụng được các chương trình thiết kế đồ hoạ và thiết kế web cũng như các chương trình cập nhật file lên server.

Thông tin không có tính linh hoạt, không thân thiện với người dùng:

Do nội dung trên trang web tĩnh được thiết kế cố định nên khi nhu cầu về thông tin của người truy cập tăng cao thì thông tin trên website tĩnh sẽ không đáp ứng được.

Khó tích hợp, nâng cấp, mở rộng:

Khi muốn mở rộng, nâng cấp một website tĩnh hầu như là phải làm mới lại website.

2. Web động

Web động là thuật ngữ được dùng để chỉ những website có cơ sở dữ liệu và được hỗ trợ bởi các phần mềm phát triển web. Với web động, thông tin hiển thị được gọi ra từ một cơ sở dữ liệu khi người dùng truy vấn tới một trang web. Trang web được gửi tới trình duyệt gồm những câu chữ; hình ảnh; âm thanh hay những dữ liệu số hoặc ở dạng bảng hoặc ở nhiều hình thức khác nữa.

Chẳng hạn:

Ứng dụng cơ sở của bạn có chức năng như một công cụ thương mại điện tử; hoặc một cửa hàng trực tuyến trưng bày catalogue sản phẩm trên website hay theo dõi kho hàng. Khi một mặt hàng được giao, ngay lập tức những trang có liên quan đến sản phẩm đó phản ánh sự thay đổi này. Những website cơ sở dữ liệu còn có thể thực hiện những chức năng truyền và xử lý thông tin giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp.

Lưu ý khi sử dụng Web động?

– Web động thường được phát triển bằng các ngôn ngữ lập trình tiên tiến như PHP; ASP; ASP.NET; Java; CGI; Perl; và sử dụng các cơ sở dữ liệu quan hệ mạnh như Access; My SQL; MS SQL; Oracle; DB2…

– Thông tin trên web động luôn luôn mới vì nó dễ dàng được bạn thường xuyên cập nhật thông qua việc bạn sử dụng các công cụ cập nhật của các phần mềm quản trị web. Thông tin luôn được cập nhật trong một cơ sở dữ liệu và người dùng Internet có thể xem những chỉnh sửa đó ngay lập tức. Vì vậy website được hỗ trợ bởi cơ sở dữ liệu là phương tiện trao đổi thông tin nhanh nhất với người dùng Internet. Điều dễ nhận thấy là những website thường xuyên được cập nhật sẽ thu hút nhiều khách hàng tới thăm hơn những web site ít có sự thay đổi về thông tin.

– Web động có tính tương tác với người sử dụng cao. Với web động, Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng quản trị nội dung và điều hành website của mình. Thông qua các phần mềm hỗ trợ mà không nhất thiết. Bạn cần phải có kiến thức nhất định về ngôn ngữ html; lập trình web…

Bạn cũng có thể nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh khác:

Chẳng hạn bạn đã có sẵn những cơ sở dữ liệu như cơ sở dữ liệu sản phẩm; nhân sự; khách hàng hay bất kỳ cơ sở dữ liệu nào đó mà bạn muốn đưa thêm giao diện web vào để người dùng nội bộ hay người dùng Internet đều có thể sử dụng chương trình chỉ với trình duyệt web của mình.

– Tất cả các website Thương mại điện tử, các mạng thương mại; các mạng thông tin lớn; các website của các tổ chức; doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trên Net đều sử dụng công nghệ web động. Có thể nói web động là website của giới chuyên nghiệp hoạt động trên môi trường Internet.

___________________________________

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ

  • VPGD HN: Tầng 1, Số 61 Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
  • Tel: 024 7305 6666
  • VPĐD HCM: Phòng A502 Tòa Nhà SCREC, 974A Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Hồ Chí Minh –
  • Tel: 028 7308 6666
  • Contact Center: 1900 0366
  • Email: [email protected]
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 (1 Review)

Leave a Reply